Tải game đánh Liêng online - Tải về Mới nhất

Đã có một thời kỳ, ngành QTKD trở nên cực hot trên toàn quốc. Lượng hồ sơ đăng ký nhập học cực lớn, số trường mở ngành QTKD cũng theo đó mà tăng lên nhanh chóng. Hầu như địa phương nào cũng có cơ sở đào tạo ngành QTKD, thậm chí, cả trường Cao đẳng Sư phạm hay Đại học Kiến trúc cũng nhanh chân chen vào tuyển sinh ngành này.

Nhưng bên cạnh đó, cũng rất nhiều ý kiến cho rằng đừng nên học ngành này, vì nó học chung chung, chả chuyên cái gì, ra trường chả biết làm gì.

Một vài phân tích sau sẽ cho thấy ngành QTKD có còn hot không? Đặc biệt là ở thời kỳ hậu Covid 19.

1. Nhà nhà khởi nghiệp, người người kinh doanh

Chưa bao giờ cụm từ “khởi nghiệp” được nhắc đến nhiều như những ngày gần đây. Nó như một sự thôi thúc hành động từ nhu cầu thực tiễn. Năm 2016 cũng đã được Chính phủ chọn là Năm quốc gia khởi nghiệp.

Từ đó đến nay, dễ dàng nhận thấy, tinh thần kinh doanh đã được đẩy mạnh, lan tỏa ra khắp mọi nơi, đặc biệt là Kinh doanh online. Cô bán rau, gà ở quê đã biết lên facebook post bài, tìm kiếm thêm khách hàng xa tận thành phố chứ không cần qua nhiều trung gian như trước. Anh công nhân tranh thủ tan ca chạy thêm vài cuốc Grab hoặc ship hàng Now để kiếm thêm thu nhập. Hay ngay cả chị hàng xóm, trước suốt ngày ở nhà nằm lên nằm xuống chả biết làm gì, nay ôm cả đống hàng về ngày nào cũng livestream, chốt đơn, ship hàng… Đó chỉ là những hình ảnh nho nhỏ, đơn giản và gần gũi mà ai chắc cũng dễ dàng nhận ra hay từng thấy.

Tất nhiên, không phải mọi người đều kinh doanh thành công. Bạn cần có khiếu, có đầu óc, hay cụ thể hơn là phải có kiến thức về Marketing, về bán hàng online, nắm bắt tâm lý khách hàng, đặc biệt là việc sử dụng thành thạo mạng xã hội trong việc xây dưng kênh bán hàng của mình. Ưu điểm của loại hình kinh doanh này là nhỏ gọn, không cần vốn lớn, linh hoạt và đa ngành nghề từ áo quần, đồ dùng sinh hoạt gia đình cho đến cả các món ăn vặt…

=> Nếu bạn muốn kinh doanh, nếu bạn muốn có thêm kiến thức => hãy tìm hiểu về Quản trị kinh doanh, về Marketing và đặc biệt là Digital Marketing.

2. Và dịch covid 19 bất ngờ ập đến, nền kinh tế cả thế giới gặp khó khăn

Sự lây lan nhanh chóng, và mức độ nguy hiểm của virus Corona đã làm cho toàn thế giới phải gánh chịu nhứng thiệt hại to lớn về tính mạng con người và trên mọi mặt khác của kinh tế – xã hội.

Ai cũng cảm nhận và thấy rõ điều này, vì chính chúng ta đang phải sống qua những ngày giãn cách xã hội, hay một số nơi khác nằm trong ổ dịch thì bị cách ly – phong tỏa hoàn toàn.

Việc đi lại bị hạn chế tối đa, hầu như tất cả các cửa hàng kinh doanh đều phải đóng cửa hoặc giảm tần suất hoạt động. Các doanh nghiệp điêu đứng, nhiều người lao động trở thành người thất nghiệp…

Nhưng bên cạnh đó, vẫn có nhiều ngành nghề “sống” được, thậm chí là “sống” tốt trong mùa dịch này.

– Meeting online: các cuộc họp hay các lớp học được tổ chức online không còn xa lạ như trước. Ngay cả Chính phủ trong những ngày này, một ngày có hàng chục cuộc họp được tổ chức online để điều hành ứng phó với cơn đại dịch. Các ứng dụng như Zoom, Meet, Microsoft Teams… đã trở nên quen thuộc. Zoom đã có hơn 300 triệu người sử dụng hàng ngày và tỷ phú Eric Yuan – nhà sáng lập và CEO của Công ty công nghệ Zoom – đã kiếm được 4 tỷ USD chỉ trong 3 tháng.

 – Các sản phẩm công nghệ phục vụ làm việc online: để có thể làm việc và học tập online, đương nhiên bạn cần có các công cụ hỗ trợ. Đó là những chiếc smartphone có kết nối 4G, 5G; là những chiếc latop được trang bị sẵn webcam và mic. Trong đó, nhu cầu tìm kiếm webcam – thiết bị hỗ trợ hội họp, gặp gỡ khách hàng trực tuyến trong tháng 3 tăng đến 624% so với tháng trước đó. Tương tự, bàn phím và chuột máy tính cũng lần lượt được người tiêu dùng tìm nhiều hơn trước với mức tăng 264% và 67%.

– Thương mại điện tử: khi việc mua sắm, đi chợ trở nên “nguy hiểm” vì chứa nhiều nguy cơ lây nhiễm hơn thì việc ở nhà shopping trở thành xu hướng dẫn đầu. Các sàn thương mại điện tử lớn như Amazon, Alibaba, Lazada, Shoppe, Tiki, Sendo…vẫn tiếp tục hoạt động và kiếm nhiều lợi nhuận. Theo báo cáo của Viện nghiên cứu chính sách (IPS) ngày 23.4, tài sản của các tỉ phú Mỹ, trong đó có Jeff Bezos, người sáng lập Amazon và Elon Musk, ông chủ Tesla, đã tăng gần 10% trong đại dịch COVID-19. Báo cáo của IPS cho biết, việc các doanh nghiệp nhỏ đóng cửa trên toàn thế giới đã giúp Amazon mở rộng thị phần và tăng cường vị thế của mình trong chuỗi cung ứng. Điều đó đã mang lại cho Jeff Bezos, ông chủ thương hiệu này thêm 25 tỉ USD trong giai đoạn này.

– Thanh toán điện tử: hỗ trợ đắc lực cho shopping online chính là các kênh thanh toán online. Chính phủ liên tục ra các chính sách để khuyến khích, hỗ trợ người dân hạn chế sử dụng tiền mặt, tăng thói quen sử dụng tiền điện tử như: giảm chi phí chuyển tiền liên ngân hàng, giảm chi phí tin nhắn biến động số dư… Các cách thức thanh toán phổ biến hiện nay là: thông qua Internet banking, qua các ví điện tử như Momo, Airpay, Viettelpay, Zalopay…

– Kiếm tiền online tại nhà: ngoài các hình thức kinh doanh trên, các cá nhân vẫn có thể kiếm tiền tại nhà ngay trong mùa dịch với những hình thức như: bán hàng online trên Facebook, kiếm tiền qua các kênh Yotube, tạo website kiếm tiền với affiliate marketing hoặc freelancer (kiếm tiền tự do qua mạng).

3. Ngành QTKD thời kỳ hậu Covid

Qua phân tích ở trên, dễ dàng nhận thấy, kinh doanh online đã, đang và sẽ trở thành xu hướng chủ đạo trên toàn cầu. Ưu điểm của nó chính là: bạn có thể bắt đầu với số vốn nhỏ, khả năng phản ứng linh hoạt và khả năng tiếp cận khách hàng cực kỳ lớn.

Vậy bạn cần gì?

– Tư duy linh hoạt, nhạy bén: rất nhiều doanh nghiệp đã nhanh tay kiếm bộn tiền nhờ nắm bắt nhu cầu xã hội trong mùa dịch covid như đã phân tích ở trên, ngoài ra còn có mặt hàng mì tôm, giấy vệ sinh, thức ăn đông lạnh, khẩu trang, nước rửa tay, diệt khuẩn… đều cung không đủ cầu. Nhiều cá nhân cũng nhanh nhạy sản xuất nước ép trái cây như cam, ổi (nhiều vitamin C), làm mũ có kính che mặt, hay các cửa hàng có hàng ngàn cách sáng tạo khác để vừa có thể tiếp tục kinh doanh mà vẫn hạn chế khả năng nhiếm bệnh. Các cửa hàng kinh doanh dụng cụ thể thao để tập luyện tại nhà cũng kinh doanh phát đạt, nhiều tiệm kinh doanh xe máy, xe đạp điện nhanh chóng chuyển qua kinh doanh xe đạp thể thao…

– Hiểu rõ hành vi khách hàng:

  • Khách hàng ở đâu? Khách hàng hạn chế mua sắm trực tiếp, họ thích mua sắm online
  • Khách hàng cần gì? Mùa dịch này, nhu cầu các sản phẩm được quan tâm là: khẩu trang, nước diệt khuẩn, đồ bảo hộ y tế; lương thực thực phẩm có khả năng dự trữ lâu dài (mì tôm, thức ăn đóng hộp), các sản phẩm công nghệ phục vụ làm việc, học tập online; các dụng cụ luyện tập thể thao ở nhà, xe đạp thể thao, thực phẩm chức năng;
  • Hình thức giao hành và thanh toán? Ship hàng và thanh toán tận nhà hoặc thanh toán online là lựa chọn duy nhất mùa dịch này;
  • Hết dịch thì tình hình thế nào? Khi lệnh cách ly được gỡ bỏ, dịch bệnh hết, chắc chắn nhu cầu về đi lại, café, nhà hàng, quán nhậu sẽ tăng đột biến.

Kỹ năng sử dụng mạng xã hội: để bán hàng online, bạn cần biết khai thác triệt để các mạng xã hội như Facebook, Youtube, Zalo để tăng cường quảng bá, tìm kiếm khách hàng. Chuyên sâu hơn, bạn phải biết sử dụng các công cụ Marketing như Email, Google Ads, Face Ads, xây dựng và quản lý website, thiết kế hình ảnh và video, chăm sóc khách hàng…

Ngành Quản trị kinh doanh, cụ thể là chuyên ngành Digital Marketing sẽ cung cấp cho bạn kiến thức cơ bản về Marketing online, phân tích hành vi khách hàng; rèn luyên tư duy phân tích nhanh nhạy, linh hoạt cũng như rèn luyện các kỹ năng khai thác mạng xã hội trong việc bán hàng online.

Vì vậy, có thể nói, Quản trị kinh doanh với chuyên ngành Digital Marketing  chính là ngành nghề cực hot thời kỳ hậu Covid 19 và tương lai.

See more

>> 5 Lý do chọn học ngành Quản trị kinh doanh

>> Ngành Quản trị kinh doanh thi khối gì, tổ hợp môn nào?

>> Học Quản trị Kinh doanh ở trường nào tốt nhất