Tải game đánh Liêng online - Tải về Mới nhất

Sinh viên ngành CNTT tham quan thực tế 3S

Trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0, Information Technology sẽ là một trong những ngành mũi nhọn mang đến sự phát triển vượt bậc cho khoa học kỹ thuật. Chính vì vậy, ngành Công nghệ thông tin đã trở thành một ngành học “hot” và thu hút rất nhiều bạn trẻ, đặc biệt là những bạn yêu thích máy tính và đam mê công nghệ. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ ” Ngành công nghệ thông tin là gì? Công nghệ thông tin ra trường làm gì? ở đâu? “

Bài viết này hướng đến những bạn trẻ có mong muốn theo đuổi ngành Công nghệ thông tin giải đáp được thắc mắc ” Ngành công nghệ thông tin là gì? Công nghệ thông tin ra trường làm gì? ở đâu? “ Rất đơn giản để học tốt và thành công trong bất cứ ngành nghề nào điều quan trọng đầu tiên là bạn phải hiểu rõ ngành học đó là gì và cơ hội nghề nghiệp ra sao.

Ngành công nghệ thông tin là gì?

Information Technology là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền và thu thập thông tin. Người làm việc trong trong ngành này thường được gọi là IT (Information Technology).  Mục đích của khối khoa học tổng hợp liên ngành này là nhằm phát triển khả năng sửa chữa, tạo mới và sử dụng hệ thống các thiết bị và máy tính bao gồm phần cứng, phần mềm để cung cấp giải pháp xử lý thông tin trên nền công nghệ cá nhân, tổ chức có yêu cầu.

Theo quy hoạch phát triển kinh tế giai đoạn đến 2025 thì Công nghệ thông tin là một trong những ngành mũi nhọn cần đến hơn 1.000.000 lao động. Trong bối cảnh đó, ngày càng nhiều công ty công nghệ trong và ngoài nước mở rộng quy mô hoạt động tại Việt Nam và hướng ra khu vực thế giới. Vì vậy, nhân sự ngành Công nghệ thông tin hứa hẹn sẽ trở thành  nguồn nhân lực then chốt để phát triển kinh tế trong tương lai

Theo học Ngành Công nghệ thông tin, sinh viên có thể nghiên cứu chuyên sâu về Khoa học máy tính, Công nghệ phần mềm, Hệ thống thông tin, Mạng máy tính và truyền thông, An toàn thông tin mạng ở các trường đại học có đào tạo ngành công nghệ thông. Phần kiến thức chuyên ngành sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức liên quan đến việc nghiên cứu phát triển các ứng dụng hệ thống phần mềm; kiến thức về thiết kế, xây dựng, cài đặt, vận hành và bảo trì các thành phần phần cứng, phần mềm của hệ thống máy tính và các hệ thống thiết bị dựa trên máy tính; kiến thức về mạng máy tính và truyền thông.

Ngoài những kiến thức học tập tại Đại học Phú Xuân (PXU),… sinh viên còn được chú trọng phát triển các kỹ năng: kỹ năng học và tự học, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian,… Đây là những kỹ năng hết sức cần thiết nhằm giúp sinh viên phát huy tối đa những tố chất, khả năng mà một người Cữ nhân Công nghệ thông tin cần phải có. Bên cạnh đó, sinh viên còn được tham gia rèn luyện kỹ năng thực hành thường xuyên tại các doanh nghiệp, hệ thống trung tâm thực hành hiện đại.

Công nghệ thông tin ra trường làm gì?
Lớp học Công nghệ thông tin

Học ngành Công nghệ thông tin ra trường làm gì? ở đâu?

  • Đối với ngành kỹ thuật phần mềm, sinh viên ra trường có thể làm việc tại các Công ty phần mền ở các vị trí như lập trình viên, Kĩ sư cầu nối, kiểm thử phần mềm, đảm bảo chất lượng phần mềm, Quản trị dự án, Giám đốc kỹ thuật.
  • Đối với ngành Thiết kế đồ họa sinh viên ra trường sẽ có thể làm việc trong các công ty chuyên về thiết kế đồ họa, các công ty về game, các studio ảnh, hoặc các công ty về xây dựng front-end cho website…
  • Đối với ngành Mạng máy tính sinh viên ra trường sẽ làm việc trong các công ty, các doanh nghiệp có thể triển khai hệ thống mạng nội bộ, mạng không dây tại nơi làm việc hoặc trở thành các kỹ sư cầu nối về mạng tại các tập đoàn lớn hay các công ty nước ngoài tại Nhật Bản hoặc Mỹ…
  • Đối với ngành An toàn thông tin, sinh viên ra trường có thể lựa chọn các công việc như Chuyên viên quản trị bảo mật máy chủ và mạng, Chuyên viên bảo mật cơ sở dữ liệu, Chuyên viên phân tích, tư vấn, thiết kế hệ thống thông tin đảm bảo an toàn, Chuyên viên kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin cho mạng và hệ thống, Chuyên gia rà soát lỗ hổng, điểm yếu và xử lý sự cố an toàn thông tin, Chuyên gia lập trình và phát triển ứng dụng đảm bảo an toàn thông tin, Chuyên gia phân tích mã độc và ứng cứu khẩn cấp sự cố máy tính…
  • Ngoài ra, công nghệ thông tin có mặt trong tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống xã hội hiện nay và vì vậy sinh viên công nghệ thông tin ra trường sẽ không phải lo lắng quá nhiều về vấn đề việc làm như đối với các ngành học khác.

Để đảm nhận tốt công việc ngành Công nghệ thông tin, tạo điều kiện cho sinh viên làm quen với môi trường thực tế tại doanh nghiệp cũng là một trong những yếu tố được các trường đại học đào tạo ngành Công nghệ thông tin uy tín đặc biệt chú trọng. Chẳng hạn, Phu Xuan University đã chuẩn bị chu đáo cho tương lai của sinh viên ngành Công nghệ thông tinthông qua các mô hình học tập tại Learning Office, Learning project và việc phối hợp cùng các doanh nghiệp tổ chức các hội thảo chuyên đề, kỳ thực tập doanh nghiệp và ký kết thỏa thuận hợp tác tuyển dụng, thực tập với với đa dạng các công ty, Doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đó là thật sự là những trang bị cho các sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin có thể thích ứng nhanh và đảm trách tốt tại mọi vị trí công việc.

Trả lời cho câu hỏi “Ngành công nghệ thông tin là gì? Ra trường làm việc gì? ở đâu?” đã không còn là một câu hỏi khó. Tuy nhiên, bạn có phù hợp để theo học ngành Công nghệ thông tin không, ngành Công nghệ thông tin xét những tổ hợp môn nào, điểm trúng tuyển của ngành Công nghệ thông tin khoảng bao nhiêu, có những trường nào uy tín đào tạo ngành ngành Công nghệ thông tin,… là những câu hỏi bạn sẽ phải tiếp tục trả lời nếu thực sự mong muốn theo đuổi ngành Công nghệ thông tin.