Tải game đánh Liêng online - Tải về Mới nhất

nha-ngoai-giao

Có bao giờ bạn nghĩ mĩnh sẽ trở thành một nhà ngoại giao xuất sắc? Vâng, đây có thể cũng là một công việc mơ ước của nhiều bạn trẻ hiện nay. Người ta gọi nghề ngoại giao là nghề được “đi mây về gió”, tới nhiều quốc gia, nhiều lãnh thổ, được tiếp xúc nhiều người và đôi khi là “bộ mặt” của cả một công ty hay một quốc gia nào đó. Những yếu tố ấy khiến nghề ngoại giao hấp dẫn rất nhiều bạn trẻ.

Nghề ngoại giao là gì?

Ngoại giao là một nghệ thuật tiến hành trong việc đàm phán, thương lượng giữa những người đại diện cho một nhóm hay một quốc gia. Thuật ngữ này thông thường đề cập đến ngoại giao quốc tế, việc chỉ đạo, thực hiện các mối quan hệ quốc tế thông qua sự can thiệp hay hoà giải của các nhà ngoại giao liên quan đến các vấn đề như kinh tế, thương mại, văn hoá, du lịch, chiến tranh và tạo nền hòa bình và thường gọi là bang giao hay đối ngoại… Các hiệp ước quốc tế thường được đàm phán bởi các nhà ngoại giao trước tiên để đi đến việc xác nhận chính thức bởi các chính trị gia của các nước.

Về mặt xã hội, ngoại giao là việc sử dụng các tài xử trí, ứng biến để giành được sự thuận lợi, nó là một công cụ tạo ra cách diễn đạt các tuyên bố một cách không đối đầu, hay là một cách cử xử lịch thiệp, theo nghĩa này thì nó có nghĩa là xã giao.

Thu nhập của nghề ngoại giao hiện nay hấp dẫn như thế nào?

Theo vietnammoi.vn, thu nhập cuả nghề ngoại giao được xem là hấp dẫn với nhiều mức khác nhau. Mức thu nhập từ 7 -15 triệu đồng/tháng là 63,3%, từ 7 – 10 triệu đồng/tháng là 33,3%, từ 10 – 15 triệu đồng/tháng là 30%. Ngoài ra, mức thu nhập từ 15 – 20 triệu đồng/tháng là 7,5%. Còn mức trên 20 triệu đồng là 8,9%. Tùy vài từng ngành, trình độ của bạn, quy mô của doanh nghiệp tuyển dụng mà bạn nhận được những mức lương khởi điểm khác nhau.

Đây là một tỉ lệ khá cao vì nhìn vào khung mức lương có thể đánh giá việc làm đó có ổn hay không. Tất nhiên, một số người có mức thu nhập từ trên 15 triệu trở lên thường làm ở vị trí như trợ lý giám đốc hoặc tương đương vì họ có khả năng, tố chất và trình độ. Tỉ lệ sinh viên ra trường làm việc ở cơ quan nhà nước chiếm không nhiều, chủ yếu là khu vực ngoài nhà nước.

Mức lương bạn nhận được có thể cao, có thể thấp hơn. Điều này  không phụ thuộc bạn học ngành nào, trường nào mà phần lớn phụ thuộc vào khả năng bản thân của chính bạn. Sự nổ lực học tập cũng như rèn luyện trong suốt thời gian học ở trường đại học của bạn sẽ ảnh hưởng lớn đến mức lương sau này của chính bạn.

Bí quyết nghề nghiệp gì để trở thành nhà ngoại giao giỏi ?

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Dean Rush từng nói: “Cách tốt nhất để thuyết phục mọi người là dùng đôi tai của bạn – bằng cách lắng nghe họ”. Đây là phẩm chất thiết yếu với những nhà ngoại giao tài năng. Bởi vì bạn thường phải thay mặt nước mình trình bày rõ quan điểm về một vấn đề nhất định, cảnh cáo đối phương hoặc tranh thủ sự đồng tình của nước bạn. Trong một số trường hợp, phải biết dùng lời nói che giấu những bí mật quốc gia, những sách lược cần được giữ kín của nước mình.

Nhà ngoại giao cũng luôn phải là người lịch thiệp, nhã nhặn.

Dù bực bội đến mấy, họ vẫn luôn cố gắng giữ được bình tĩnh, che giấu được bí mật quốc gia và ý nghĩ của mình. Là đại diện cho quốc gia nên các nhà ngoại giao phải nhạy bén, quan tâm tìm hiểu diễn biến tình hình, chủ động đối phó với tình huống bất ngờ.

Để đạt được hiệu quả trong công việc, nhà ngoại giao cần trang bị kiến thức và nghiệp vụ, hiểu biết sâu sắc về văn hóa, lịch sử, ngôn ngữ các nước mà mình phụ trách để có thể kết hợp hiệu quả quyền lợi của nước mình với quyền lợi của họ. Để đạt yêu cầu trên, chúng ta cần đọc nhiều, giao thiệp rộng, có bạn bè thuộc nhiều giới, nhiều tầng lớp khác nhau ở nước sở tại…

Cần phải học ngành gì để theo đuổi nghề ngoại giao?

Để trở thành một nhà ngoại giao, điều kiện đầu tiên là bạn cần kiến thức về ngoại ngữ tốt, do đó ngoài sinh viên học ở các trường ngoại giao, bạn có thể học các chuyên ngành khác về ngôn ngữ như Ngôn Ngữ Anh, Ngôn Ngữ Trung, Ngôn ngữ Hàn…

Bên cạnh kiến thức về ngoại ngữ, bạn cần rèn luyện thêm cho mình kỹ những kỹ năng mềm khác để phát triển nghề nghiệp như năng giao tiếp, đàm phán, kỹ năng giải quyết vấn đề … để bạn có thể luôn tự tin và làm tốt công việc.

See more

> Nghề Phiên dịch viên – những phẩm chất cần có

> Nghề phiên dịch viên và mức thu nhập khủng

> Nghề thư ký, trợ lý có gì hay?

> Ngoại giao có phải là nghề “HOT” hiện nay không?

> Thu nhập nghề biên dịch có thật sự khủng?

> Lộ trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh

> Đại học Phú Xuân ký cam kết đảm bảo việc làm với sinh viên

> Thông tin tuyển sinh Đại học Phú Xuân 2020