Tải game đánh Liêng online - Tải về Mới nhất

Nghề kế toán luôn có một sức hút lớn trên thị trường lao động vì tính ổn định và mức thu nhập hấp dẫn. Rất nhiều bạn trẻ có năng lực học tập chọn theo học ngành này nhưng đến khi ra trường lại chưa thể hành nghề ngay do thiếu kinh nghiệm. 

Tại sao là thực tập sinh Kế toán

Thực tập sinh kế toán là những sinh viên học việc. TTS thực hiện và hỗ trợ các tác vụ liên quan tới kế toán, chịu sự giám sát, quản lý và hướng dẫn của cán bộ hướng dẫn. Thông thường, vị trí thực tập sinh kế toán chỉ làm việc theo thời vụ trong khoảng 3-6 tháng.

Thực tế, ngành kế toán được đánh giá là khá “khó nhằn”. Đặc thù công việc phức tạp và đòi hỏi trình độ chuyên môn cao. Ngay ở vị trí thực tập sinh kế toán, bạn đã cần thực hiện khá nhiều đầu việc. Dưới đây là các công việc cơ bản mà một thực tập sinh kế toán cần đảm nhiệm:

Công việc của thực tập sinh kế toán

  1. Nhận các nhiệm vụ từ người hướng dẫn là nhân viên kế toán, trưởng phòng kế toán để hỗ trợ chuẩn bị và kiểm toán tài khoản
  2. Hỗ trợ phòng kế toán thu thập dữ liệu thô của các tài khoản kế toán
  3. Hỗ trợ phân tích các khoản thanh toán, khoản thu chi, đối chiều với ngân hàng cũng như các tài khoản kiểm soát…
  4. Giúp phòng kế toán trong việc xử lý các hồ sơ kế toán
  5. Hỗ trợ xử lý truy vấn bằng điện thoại
  6. Giúp xử lý các bảng cân đối kế toán, hỗ trợ thực hiện các báo cáo thu nhập và tài chính khác theo hướng dẫn
  7. Giúp rà soát chi phí và hồ sơ biên chế theo sự phân công của phòng ban
  8. Cập nhật các dữ liệu về tài chính trên cơ sở dữ liệu đảm bảo thông tin luôn mới nhất, chính xác và sẵn sàng
  9. Giúp các kế toán viên hoàn thành việc chuẩn bị cáo loại báo cáo theo tháng, quý, năm
  10. Hỗ trợ các nghiệp vụ khác theo sự phân công.

Về trình độ

Thực tế, nghề kế toán có yêu cầu rất cao về mặt kiến thức, trình độ chuyên môn. Tuy nhiên, yêu cầu cho TTS sẽ được giảm bớt và không khắt khe như nhân viên chính thức. Sinh viên ngành kế toán có thể ứng tuyển cho vị trí thực tập sinh này.

Về kỹ năng

Nghề kế toán đặt nặng về chuyên môn, trình độ. Tuy nhiên, các kỹ năng cũng hết sức quan trọng, giúp bạn hoàn thành tốt công việc của thực tập sinh kế toán. Kinh nghiệm xin việc kế toán thành công của những người đi trước cho thấy kỹ năng cũng đóng vai trò quan trọng không kém chuyên môn. Những kỹ năng cụ thể cần thiết cho thực tập sinh kế toán là:

  • Kỹ năng tin học văn phòng, sử dụng thành thạo các phần mềm Microsoft Office đặc biệt là Excel
  • Kỹ năng sử dụng các phần mềm kế toán như MISA SME.NET, Fast Accounting…
  • Khả năng làm việc tốt dưới áp lực vì nghề kế toán áp lực rất lớn, chỉ một sai sót nhỏ cũng dẫn tới hậu quả khôn lường
  • Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, tạo mối quan hệ. Là một thực tập sinh, bạn cần bộ kỹ năng này để hoàn thành tốt nhiệm vụ hỗ trợ và bước đầu góp phần mở rộng mạng lưới quan hệ trong nghề.

Về thái độ 

Thái độ cần có của một thực tập sinh luôn là tinh thần cầu tiến, ham học hỏi. Kỳ thực tập không chỉ là một yêu cầu bắt buộc để bạn đủ điều kiện tốt nghiệp. Đây còn là một cơ hội để bạn được đào tạo, học hỏi. Hãy khiêm nhường và làm việc vớitinh thần cầu tiến. Bạn hãy giữ mindset muốn trau dồi, học hỏi thêm kinh nghiệm trước khi vào nghề.

Thái độ ham học hỏi là điều mọi sinh viên thực tập cần có.

Thông tin tuyển sinh ngành Kế toán

Thí sinh mong muốn theo học ngành Kế toán có thể xét tuyển theo các tổ hợp:

  • A00: Toán – Lý – Hóa
  • B00: Toán – Hóa – Sinh
  • D01: Toán – Văn – Ngoại ngữ
  • A01: Toán – Lý – Ngoại ngữ

Bên cạnh đó, thí sinh có thể lựa chọn một trong hai phương thức xét tuyển Đại học sau:

  • Phương thức 1: Xét tuyển bằng học bạ lớp 11 hoặc học bạ HK1 lớp 12 hoặc học bạ cả năm lớp 12: tổng điểm 3 môn (có điểm khu vực, ưu tiên) đạt từ 18 điểm trở lên. Thí sinh đạt từ 16.5 đến dưới 18 điểm đủ điều kiện tham gia vòng phỏng vấn xét tuyển.
  • Phương thức 2: Xét tuyển bằng điểm thi THPT: Theo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào 2021 của Bộ GD&ĐT (sẽ thông báo sau khi có kết quả thi THPT quốc gia).

Thí sinh quan tâm đến ngành Kế toán có thể đăng kí xét tuyển tại đây.

Xem thêm

> Tố chất cần có của sinh viên ngành Kế toán

> Làm thế nào để trở thành một kế toán giỏi?

> Học ngành Kế toán có dễ xin việc không?

> Kế toán là gì? Tất tần tật về ngành kế toán