Tải game đánh Liêng online - Tải về Mới nhất

Theo – Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Vì lợi ích 10 năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người’’ sau khi Hiệp định Pari ký kết (ngày 27/1/1973), ngày 15 /7/1973, UBHC khu vực Vĩnh Linh đã ra quyết định  số 115 thành lập trường cấp III B Vĩnh Linh. Niềm vui bừng sáng trong tất cả phụ huynh  và thế hệ học sinh mở đầu của trường từ các tỉnh Thanh Hóa, Ninh Bình, Thái Bình, Nam Hà, Nghệ An, Hà Tĩnh vừa trở về quê hương sau bao năm chiến tranh khốc liệt.

Quyết định nhân văn và kịp thời đó đã trở thành nguồn động viên to lớn với toàn bộ nhân dân vùng Đông Vĩnh Linh và các xã vùng Bắc huyện Gio Linh. Đó cũng là động lực cho hàng ngàn người dân dù đang trải qua những khổ cực trăm bề của những ngày sau chiến tranh, đã không ngại khó khăn , vất vả, thiếu thốn, chắt chiu, góp nhặt từng cây tre, bó tranh, sợi lạt… để quyết dựng trường cho kịp ngày khai giảng năm học.

Tất cả vì sự học của con em, vì một ngày mai quê hương tươi sáng. Địa điểm đầu tiên được chọn dựng trường đặt ở thôn Tân trại xã Vĩnh Thành, giáp điểm cuối của xóm Trằm  xã Vĩnh Tân, với sự quyết tâm cao, bằng sự nỗ lực của phụ huynh và học sinh,với không khí xây dựng trường tấp nập, hồ hởi, phấn khởi, chỉ sau 2 tháng trên mảnh đất dày đặc hố đạn bom đã được san phẳng và mọc lên những dãy nhà học đầu tiên tuy chỉ là nhà tranh, vách đất nhưng đã bừng lên niềm tin, sự hi vọng cho hàng vạn con người vừa thoát ra khỏi chiến tranh…sự học đã trở lại trên quê hương lũy thép anh hùng.

Ngày khai giảng đầu tiên chỉ chưa đầy 600 học sinh, 13 lớp cả 3 khối và gần 30 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học còn đơn sơ, nhưng với sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, bằng truyền thống vượt khó hiếu học và quyết tâm cho con đến trường của phụ huynh, năm học đầu tiên đã gặt hái được thắng lợi.Bằng sự nỗ lực quyết tâm cao, bằng sự cố gắng với tinh thần tiến công cách mạng, tập thể Hội đồng sư phạm nhà trường và toàn thể học sinh của trường đã đồng lòng đồng sức thi đua dạy tốt học tốt, phong trào thi đua hai tốt ngay từ buổi học đầu tiên đã được phát động và đã đạt được kết quả to lớn. Một kết quả vui sướng bất ngờ đến với toàn trường là ngay trong năm học đầu tiên gian khổ thiếu thốn ấy đội tuyển học sinh giỏi văn của trường đạt được giải nhì toàn miền Bắc, trong đó có một giải nhất cá nhân của học sinh Nguyễn Đức Giao, cũng năm học đầu tiên đó tỷ lệ tốt nghiệp lớp 10 của trường đạt 98, 2 %, một kết quả cao lúc bấy giờ. Nhà trường đạt danh hiệu trường tiên tiến của khu vực Vĩnh Linh.

 Những năm học tiêp theo, từ năm học 1974- 1975 đến năm học 1978-1979 nhà trường tiếp tục đạt được nhiều thành tích to lớn. Đó cũng là chặng đường đánh dấu sự phát triển không ngừng của nhà trường kể cả về số lượng và chất lượng. Tỷ lệ tốt nghiệp bình quân các năm đạt 97,8 %, có 15 học sinh đạt kết quả cao trong các kỳ thi học sinh giỏi Bình Trị Thiên. Mặc dù trong điều kiện sống đầy khó khăn thử thách trong những năm của thập niên 70 của thế kỷ trước, song số học sinh vào đại học vẫn chiếm tỷ lệ hơn 10%, đặc biệt có 5 học sinh của trường được đi du học tại Liên xô, trường vẫn liên tục đạt danh hiệu trường tiên tiến.

Năm 1980  sau 08 năm tồn tại ở địa điểm thôn tân trại, trường quyết định di chuyển địa điểm đến đồi Xóm Lo xã Vĩnh Thành.

 Có thể nói giai đoạn từ 1980 đến 1985 tại địa điểm đồi Xóm Lo là thời kỳ đầy gian truân thử thách, đời sống của cán bộ giáo viên học sinh và nhân dân trong  năm đó cực kỳ vất vả.

Tuy thế  nhà trường vẫn gặt hái được nhiều thành tích.  Trong lao động, cán bộ, giáo viên và học sinh của trường đã trồng được hơn 04 ha cây xanh phủ mát cả vùng đồi trọc. Trong  giảng dạy và học tập tỷ lệ tốt nghiệp  bình quân trong các năm đạt 95,4%, tỷ lệ vào đại học, cao đẳng vẫn đạt tỷ lệ từ 10 đến 15%. Nhà trường vẫn đạt các danh hiệu, được UBND tỉnh Bình Trị Thiên và UBND huyện Bến Hải tặng giấy khen.

Khó khăn chồng chất khó khăn, năm học 1985-1986 trường vừa chuyển địa điểm từ đồi xóm Lo Vĩnh Thành đến địa điểm mới  về khu vực An Ninh cũ ( địa điểm bây giờ của trường), vẫn với nhà tranh vách đất, thì gặp phải cơn bảo lịch sử , trận bão thế kỷ như một cơn cuồng phong dữ dội đã tàn phá nặng nề cơ sở vật chất của đồng bào 2 huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, trường CIIIB Vĩnh Linh không nằm ngoài sự tàn phá khốc liệt đó. Học sinh Phùng Thế Truyền đã anh dũng hy sinh khi đang làm nhiệm vụ bảo vệ trường. Anh đã được Trung ương Đoàn truy tặng huy hiệu “ tuổi trẻ dũng cảm” và được Nhà nước công nhận liệt sỹ.

Giai đoạn từ năm học 1991-1992 trường cấp IIIB sáp nhập với trường cấp II các xã Vĩnh Quang, Vĩnh Giang, Vĩnh Tân, tên trường được đổi thành trường cấp 2,3 Cửa Tùng.

Ngay từ năm học đầu tiên nhập trường, trường vẫn giữ được truyền thống hiếu học vẫn đạt được những thành tích cao. Chất lượng văn hóa toàn trường đạt tỷ lệ 97,5% từ trung bình trở lên. Trong đó khá giỏi chiếm tỷ lệ 40%, thi tốt nghiệp 12 đạt 100%, lớp 9 đạt 98,8%.

Quy mô của trường tăng nhanh về số lượng, tính đến năm học 1998-1999 toàn trường có 39 lớp với gần 1900 học sinh cả 2 cấp. Có thể nói thời kỳ này là đỉnh điểm của sự phát triển của nhà trường cả về quy mô, số lượng và chất lượng.

Trong liên tục 6 năm , từ năm học 1991-1992  đến 1998-1999 trường có nhiều thành tích nổi bật. Có 48 giải học sinh giỏi văn hóa cấp Tỉnh, được sở GD-ĐT tặng giấy khen; thi tốt nghiệp 12 bình quân đạt 94,5%, tốt nghiệp lớp 9 đạt 98,6%, tỷ lệ vào đại học, cao đẳng năm 1995-1996 đến 1997-1998 đạt tỷ lệ từ 26 đến 28,2%, nhiều em đỗ 2 đến 3 trường, có em được các trường đại học gửi đi nghiên cứu sinh ở nước ngoài.

Thắng lợi trong giảng dạy và học tập đã tạo đà tạo thế cho những năm sau. Năm học 1998-1999 tỷ lệ tốt nghiệp của cả 2 cấp đạt 96 đến 98 %,  đội học sinh giỏi đạt 1 giải nhất, 1 giải nhì và 1 giải 3, học sinh Trần Quốc Khánh đạt giải nhất tuần  kỳ thi đường lên đỉnh Olimpia tại Hà Nội.

 Năm 1999 do có sự phát triển lớn về quy mô giáo dục, sau 8 năm nhập trường, trường cấp 2,3 Cửa tùng lại tách  thành 2 trường. Trường mang tên gọi mới: Trường PTTH Cửa Tùng.

Với những thành tích đạt được liên tục, năm 2000 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 1076 ngày 14/11/2000 tặng bằng khen của Thủ tướng cho nhà trường.

Năm 2003 nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập, nhà trường đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng III. Năm 2008  nhà trường lại vinh dự đón nhận bằng khen lần thứ 2 của Thủ tướng nhân kỷ niệm 35 năm thành lập trường.

Sau chặng đường 35 năm thành lập, từ 2008 đến 2013 phát huy những thành tích đạt được, và truyền thống của nhà trường kế hoạch kỷ niệm 40 năm và chương trình phát động thi đua chào mừng ngày thành lập trường đã được lãnh đạo các cấp, hội cha mẹ học sinh và các thế hệ thầy cô giáo, học sinh toàn trường đã nhiệt liệt hưởng ứng .

Nhờ đó chất lượng đại trà, mũi nhọn năm sau đạt được cao hơn năm trước. Tính 10 năm trở lại đây từ năm 2003 đến 2013 tỷ lệ bình quân đỗ tốt nghiệp đạt trên 95%, tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường Đại học cao đẳng khoảng 35 đến 40 %. Điểm thi vào Đại học của học sinh nhà trường theo thang điểm thống kê của Bộ GD-ĐT năm học 2012 xếp ví trí thứ 6 /39 đơn vị trường trung tâm của tỉnh. Đây là những số liệu đáng tự hào, nhà trường đã tự khẳng định được vị thế của mình trong sự nghiệp giáo dục của tỉnh nhà.

 Trong công tác bồi dưỡng và thi học sinh giỏi trong thời kỳ 10 năm trở lại đã đạt được 173 giải( trong đó có 07 giải quốc gia), có 08 giải nhất, 32 giải nhì 89 giải 3 và 44 giải khuyến khích. Số giải trong thời gian này tăng gấp 3 lần thời kỳ 1993 đến 2003.

Từ năm học 2006-2007 thực hiện cuộc vận động 2 không của Bộ GD-ĐT nhà trường tiếp tục đưa các hoạt động vào nền nếp kỷ cương và thực chất. Ngoài  hoạt động chủ yếu dạy và học, nhà trường cũng đã có nhiều thành tích xuất sắc trong các hoạt động thể thao, văn hóa, văn nghệ, tham dự các hoạt động, các cuộc thi tìm hiểu đều được đánh giá cao và nhận được nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp.

Năm 2008 học sinh Ngô Văn Thơ lớp 11B7 với hành động dũng cảm cứu bạn  của mình đã được vinh danh trong chương trình vinh quang Việt nam lần thứ VI tổ chức tại Hà Nội. Năm 2009 Đoàn viên học sinh Lê Mạnh Hưng đã vinh dự được Tỉnh đoàn Quảng trị chọn đại diện cho thanh niên khối trường học quảng trị tham dự đại hội thanh niên điển hình tiên tiến toàn quốc tại Hà Nội.

Chi bộ Đảng và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường luôn đạt các thành tích và xứng đáng là hạt nhân, góp phần không nhỏ trong sự  phát triển không ngừng của nhà trường trong chặng đường 40  năm qua.

 Năm học 2012-2013 vừa qua chúng ta vui mừng được Chủ tịch UBND Tỉnh tặng Cờ thi đua của UBND Tỉnh do đã có thành tích xuất sắc trong công tác Giáo dục và Đào tạo.

Có thể nói trong 40 năm đã qua, dù trải qua nhiều biến cố thăng trầm, nhiều khó khăn thử thách, song tập thể cán bộ giáo viên, công nhân viên và học sinh của trường vẫn quyết tâm giữ vững được truyền thống của mình, không ngừng vươn lên và đạt được nhiều thành tựu nổi bật.

40 năm qua nhiều thế hệ  giáo viên và học sinh của trường đã được tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý và giữ các trọng trách lớn trong xã hội. Có 1 thầy giáo là giáo viên của trường sau này là giám đốc sở GD-ĐT được nhà nước phong tặng danh hiệu nhà giáo nhân dân, danh hiệu cao quý trong ngành, có 04 thầy giáo được phong tặng danh hiệu nhà giáo ưu tú, có nhiều học sinh của trường trở thành cán bộ chủ chốt ở các cấp từ địa phương đến trung ương, và là tướng lĩnh trong quân đội, gần 30 cán bộ giáo viên hiện đang công tác tại trường nguyên là các cựu học sinh các khóa.

Ngày 20 tháng 9 năm học 2013- 2014  trường THPT Cửa Tùng tổ chức kỷ niệm 40 năm ngày thành lập và đón nhận phần thưởng cao quý của Đảng  và nhà nước trao tặng: Huân chương lao động hạng II.