Những năm gần đây, du lịch Việt Nam phát triển nhanh chóng mặt với lượng khách nội địa và quốc tế đổ về ngày càng tăng. Ngành du lịch không những đang làm tốt vai trò quảng bá hình ảnh, xây dựng “thương hiệu Việt Nam” trên khắp năm châu bốn bể mà còn làm tốt sứ mệnh tạo ra hàng ngàn việc làm cho người lao động. Sinh viên ngành du lịch sau khi ra trường, thậm chí ngay ở ghế nhà trường, đã có thể tham gia rất nhiều các hoạt động nghề nghiệp khác nhau.
Hướng dẫn viên du lịch
Hướng dẫn viên (HDV) được coi là nghề “linh động” nhất trong ngành du lịch. Bạn sẽ được đi khắp nơi mà không phải bỏ tiền túi, “không gian làm việc mở” và không bó hẹp trong 4 bức tường của văn phòng lại có thể sở hữu mức lương hết sức hấp dẫn. Ngoài ra, HDV được xếp vào top những nghề có sự phát triển bền vững, lâu đời và đầy hứa hẹn trong tương lai.
Hướng dẫn viên du lịch đang là sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu cho các sinh viên du lịch mới ra trường. Đây là một nghề được rất nhiều sự yêu thích bởi hình ảnh của người hướng dẫn viên du lịch lúc nào cũng vui vẻ, hoạt bát, tự tin. Không những vậy đây là một công việc mang lại rất nhiều lợi ích cho cá nhân làm nghề, hơn cả là sự trải nghiệm và mức thu nhập khủng.
Tuy nhiên, muốn trở thành một hướng dẫn viên chuyên nghiệp, các bạn cần phải trang bị những kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cần thiết, tích lũy vốn sống để có thể nhạy bén, ứng xử kịp thời trước mọi tình hướng, rèn luyển thể chất, chấp nhận mọi thử thách.
Điều hành du lịch
Đối với những Công ty Lữ hành thì điều hành du lịch là vị trí không thể thiếu. Nhân viên điều hành du lịch là người kết nối các đầu mối cung cấp các dịch vụ du lịch để tạo thành tour du lịch. Do đó, hầu hết thời gian của nhân viên điều hành dành cho việc giao dịch với khách, quảng bá chương trình du lịch và liên hệ với các hãng vận chuyển, khách sạn – nhà hàng, điểm du lịch để thu xếp các dịch vụ cho chuyến đi… Họ cũng là người giúp khách hàng tìm ra phương án tốt nhất cho chuyến đi.
Đối với nhân viên điều hành, cần có khả năng giao tiếp và đàm phán tốt, linh hoạt và có kiến thức chuyên sâu về sản phẩm/ dịch vụ.
Quản lý các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch
Người làm quản lý/giám sát tại các nhà hàng, khách sạn sẽ đảm nhận công việc quản lý trong các bộ phận của một khách sạn, nhà hàng từ 3 – 5 sao như bộ phận phòng, bếp, hội nghị, tiền sảnh,… Sau đó, họ có thể trở thành cấp quản lý cao hơn trong các khách sạn và nhà hàng đạt tiêu chuẩn quốc tế hay trở thành cán bộ điều hành, tiếp thị, nhân sự, tài chính tại các cơ quan nghiên cứu, kinh doanh du lịch trong và ngoài nước tại các khu nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí với các vị trí quản lý, hành chính, nhân lực, tài chính,..
Sau khi bạn đã ra trường và “chinh chiến” ở lĩnh vực này vài năm thì chắc chắn rồi, bạn sẽ làm việc ở vị trí này nếu bạn có năng lực. Bạn có thể có cơ hội trở thành một quản lý du lịch ở các địa điểm như doanh nghiệp, công ty du lịch, tài nguyên du lịch, …
Trước khi bước vào vị trí quản lý bộ phận hoặc tổng thể, có thể bạn sẽ mất từ 1-2 năm để làm nhân viên tại các bộ phận khác nhau trong nhà hàng hoặc khách sạn, và dựa vào năng lực, bạn sẽ có những bước tiến cao hơn.
Tổ chức và quản lý sự kiện
Không giống như tổ chức, quản lý sự kiện của nhóm ngành PR-Marketing, người tổ chức và quản lý sự kiện của nhóm ngành du lịch sẽ được học kỹ năng chuẩn bị một chương trình, sự kiện, bao gồm các vấn đề về hậu cần, trang trí, tiếp tân, lobby, thiết bị, thực đơn và tổ chức mạch chương trình cho phù hợp.
Cán bộ tại các đơn vị quản lý nhà nước về du lịch
Khi có kinh nghiệm nhất định về nghề du lịch và đáp ứng đủ yêu cầu của nghề giáo, hoặc viên chức nhà nước bạn có thể trở thành một giảng viên, cũng như viên chức tại các đơn vị quản lý nhà nước về du lịch. Trong xu thế ngành du lịch đang phát triển, các đơn vị đào tạo nghề theo đó cũng phát triển theo, quy mô các đơn vị quản lý nhà nước về du lịch cũng được mở rộng. Đây là cơ hội lớn cho các bạn theo ngành du lịch nhưng lại mong muốn được phục vụ trong ngành giáo dục hoặc trong đơn vị quản lý nhà nước.
Đây là những vị trí nghề nghiệp yêu cầu bạn cần có những kiến thức, kỹ năng nhất định như kỹ năng thuyết trình, nghiên cứu và am hiểu lĩnh vực du lịch.
Thực tập sinh tại nước ngoài
Không những ở Việt Nam mà nhu cầu nhân lực du lịch tại các nước có du lịch phát triển cũng rất lớn. Hiện nay, có rất nhiều đơn vị tổ chức cho sinh viên ngành du lịch đang học và đã tốt nghiệp đi thực tập tại các nước như Singapore, Malaysia,…
Với những bạn có nhu cầu thực tập sinh, cần có vốn ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp cũng như kỹ năng nghề tốt. Ngoài ra, cần có khả năng thích ứng với môi trường thay đổi theo nghề nghiệp. Đổi lại, các bạn sẽ được “bơi ta biển lớn” , có môi trường làm việc và giao tiếp tốt, chế độ đãi ngộ thích đáng
Xem thêm
> Sáu lý do để chọn ngành du lịch Tải game đánh Liêng online Huế!
> Học Du lịch ở Phú Xuân có gì vui?